Đổi mới giáo dục và hội nhập các nền giáo dục tiên tiến : Vấn đề nhìn từ thực tiễn TP.Hồ Chí Minh
- Tác giả : Huỳnh Công Minh
- Số trang : 232
- Khổ : 14.5x20.5 cm
- Mã số : 8G924
- Giá bìa : 130.000 đồng
1. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam là một thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà mà ít nước nào trên thế giới có được.
Một Giáo sư, Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Quốc gia Singapore đã đánh giá sinh viên Việt Nam với ba đặc tính có thể làm gương tốt cho sinh viên các nước khác, kể cả sinh viên Singapore là : chăm học, luôn có niềm tin vào tương lai và có lòng yêu nước. Khi đến thăm các trường đại học ở một số nước, tôi thấy sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá cao về những đức tính tốt nói trên cùng với sự thông minh, khéo léo, nên thường đứng ở tốp đầu về chất lượng học tập của nhà trường.
Từ xưa, ở nước ta đã có những tác phẩm văn học ca ngợi những tấm gương hiếu học và giúp nhau học tập như nhân vật Trần Minh khố chuối, Lưu Bình – Dương Lễ,… và ngày nay không ít những gia đình đã hi sinh mọi thứ cho con ăn học.
2. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đây là quan điểm nêu cao vai trò giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết TW 2 khoá VIII ; là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Trên thế giới, đến bất kì một nước phát triển nào, chúng ta cũng đều nhận được bài học kinh nghiệm về chiến lược con người của họ trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử dân tộc ta đã ghi chép những bài học quý giá về nguồn nhân lực mà các triều đại thịnh trị đã lưu truyền “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Từ khi có NQTW2, cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực, đã phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng.
Từ việc phát triển cơ sở vật chất nhà trường và phát triển đội ngũ giáo viên gấp hơn ba lần so với trước (hiện nay có trên 1.500 trường học và 75.000 giáo viên, chưa tính cao đẳng, đại học), TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo chỗ học cho mọi con em nhân dân (phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và phổ cập bậc Trung học).
Về chất lượng đào tạo, TP. Hồ Chí Minh luôn ở tốp đầu về tỉ lệ tốt nghiệp và các điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh vượt trội so với các tỉnh thành trong cả nước.
3. So với yêu cầu hội nhập, chúng ta còn nhiều bất cập. Đây là điều mà giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh trăn trở hiện nay.
Bản chất của hoạt động giáo dục và đào tạo là khá trừu tượng, dễ bảo thủ. Trong quá trình thực hiện đổi mới vừa qua theo tinh thần Nghị quyết TW2, bên cạnh những thành tựu chúng ta chưa có điều kiện phân tích thẳng thắn và đầy đủ những khó khăn nên kết quả đổi mới của nhà trường chúng ta chưa mạnh mẽ, chưa có tính đột phá với tốc độ nhanh vì các điều kiện tiến hành chưa đồng bộ, chưa kịp thời.
Trong Thông báo 242-TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khoá VIII với yêu cầu phát triển mới Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ phương hướng và yêu cầu xây dựng, phát triển giáo dục nước nhà trong 10 năm tới : “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Nền giáo dục tiên tiến để phát triển và hội nhập là một nền giáo dục Việt Nam không du nhập sao chép máy móc làm mất gốc thế hệ trẻ Việt Nam. Đây là vấn đề cần phải được tham khảo, bàn luận từ nhiều phía nhằm tạo sự đồng thuận cao để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vốn đã có những thuận lợi rất cơ bản như đã đề cập trên đây.
4. Từ những bài học tiếp thu được trong và ngoài nước, cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được qua nhiều vị trí công tác trong ngành, bản thân mạo muội lạm bàn về một vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm và là điều tâm huyết của nhiều bạn bè gần xa, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà mà trước hết là TP. Hồ Chí Minh vượt khó, sánh vai được với những nhà trường tiên tiến của thế giới về quy mô và chất lượng đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất cho con em nhân dân hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến sau 35 năm xây dựng đất nước trong cảnh thanh bình.
Thật ra, nền giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới không cao siêu đến độ giáo dục và đào tạo nước ta không với đến được, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Nếu chúng ta nắm được quy luật của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ; biết cách tổ chức và có sự đồng thuận cao của các lực lượng xã hội, từng bước xây dựng và phát triển đúng quy trình và bản chất ; phát huy tốt vai trò của người giáo viên, tạo điều kiện tốt cho họ làm việc, chắc chắn chúng ta sẽ đạt mục tiêu trong tầm tay.
5. Đích đến của toàn ngành là xây dựng nền giáo dục tiên tiến, tập thể sư phạm TP. Hồ Chí Minh xem đó như một đỉnh núi cao cần phải chinh phục. Ở đó, người thầy giáo Việt Nam không còn thua kém bạn bè đồng nghiệp khắp năm châu, và quan trọng hơn, họ thoả mãn về lí tưởng nghề nghiệp, tạo cho con em nhân dân mình có điều kiện học tập tốt, góp sức mình vào công cuộc xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước.
Đích đến ấy là mục tiêu chung của mọi người. Cá nhân, đơn vị nào có điều kiện thì đi trước với tốc độ nhanh hơn. Cá nhân, đơn vị nào gặp trở ngại khó khăn thì tiến hành chậm hơn, nhưng không thể đứng dừng để bị đào thải trong trào lưu đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã phát động.
Bài học kinh nghiệm để xác định những bước đi thực tế của giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh trên bước đường thực hiện tinh thần Thông báo 242-TB/TW là tích cực tham mưu xây dựng chương trình hành động cho toàn xã hội một cách khoa học và khả thi để huy động hiệu quả mọi tiềm lực của xã hội chăm lo cho sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, toàn ngành phải tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng củng cố nâng cao lí tưởng nghề nghiệp trong từng cán bộ quản lí, giáo viên và công nhân viên.
Đó chính là những điều mà cuốn sách này muốn thể hiện để hưởng ứng cuộc vận động tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng.
Chắc chắn sách không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được các bạn gần xa quan tâm chia sẻ ý kiến cho những điều tâm huyết này được hoàn thiện hơn, góp một phần nhỏ ý tưởng vào công cuộc chấn hưng giáo dục của nước nhà tại TP. Hồ Chí Minh.
Huỳnh Công Minh
Các tựa sách có liên quan :
-
Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
-
Đổi mới giáo dục hội nhập các nền giáo dục tiên tiến – Vấn đề nhìn từ thực tiễn TP.HCM
-
Bộ sách Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học các môn học ở trường THCS
- Thiết kế bản đồ tư duy dạy học môn Toán (dùng cho GV và HS phổ thông)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông
- Dạy tốt - Học tốt ở Tiểu học bằng bản đồ tư duy (Dùng cho giáo viên, sinh viên sư phạm, học sinh Tiểu học)
- Dạy tốt - Học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy (Dùng cho giáo viên, sinh viên sư phạm, học sinh THCS và THPT)
-
Bộ sách Kĩ năng sống
-
Bộ sách Các phương pháp dạy học hiệu quả
Liên hệ mua sách
CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH |
- Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi
- Văn học Việt Nam - Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu
- 100 bài toán vui và trắc nghiệm chỉ số cảm xúc EQ
- Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Bí quyết làm bài tập chuyển đổi cấu trúc câu trong Tiếng Anh
- Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường
- Tủ sách "Ðối thoại với cuộc sống", tập 2: Khi con lớn